Trong số các phương pháp học toán, ngoài việc học tập trên lớp ra thì việc học ở nhà như thế nào để hiệu quả nhất là vấn đề nhức nhối mà nhiều học sinh muốn tìm câu trả lời. Việc ghi chép, ôn tập như thế nào để tạo ra sự khác biệt giữa bạn với những học sinh khác, giúp cải thiện điểm số vượt bậc?

Tại sao có những bạn học sinh cùng trang lứa, cùng học chung trong một môi trường như nhau và đều chăm chỉ học bài nhưng lại có sự khác biệt lớn về điểm số? Câu trả lời là phương pháp học tập của mỗi người khác nhau. Tìm ra phương pháp học phù hợp với bản thân mới có thể học tập hiệu quả.

phương pháp học toán

Phương pháp học toán

I – Về phương diện ghi chép, ôn tập

PHƯƠNG PHÁP HỌC TOÁN SỐ 1: TỔNG HỢP TẤT CẢ NHỮNG CÂU ĐÃ LÀM SAI

Đây là phương pháp học toán chiếm vị trí số 1 vì nó thật sự rất hữu dụng. Đặc biệt áp dụng với môn Toán. Nhất là với toán cấp 3 vì mỗi một bài đều có một dạng câu hỏi nhất định, đây chính là điểm hữu dụng khi chép lại những câu sai vào tập, sổ riêng. Việc ghi chép như thế nào tùy vào tính cách mỗi người, thích đơn giản hay vẽ chi tiết, miễn là bạn áp dụng tiêu chí:

  • Phân loại từng câu bài tập khác nhau vào từng dạng bài và tô màu để có thể dễ dàng phân biệt và tìm kiếm khi cần thiết.
  • Với mỗi câu làm sai cần ghi chú và đánh dấu để bản thân có thể rút kinh nghiệm cho những lần sau.

PHƯƠNG PHÁP HỌC TOÁN SỐ 2: SỬ DỤNG SỔ GHI CHÉP

Phương pháp này đặc biệt phù hợp với những bạn học ban Xã hội, văn học, lịch sử, địa lí hoặc Tiếng anh. Rộng hơn là với những sinh viên Đại học

Phương pháp này có gì đặc biệt ? Xem đến phương pháp này có thể bạn khá hoang mang. vậy để tôi tiếp tục lấy ví dụ nhé: khi viết các câu văn, đoạn văn bằng tiếng Anh, chỉ cần mở cuốn sổ ghi chép, những từ đơn vạn năng này đều sẽ giúp bạn rất nhiều đấy! Lúc này, làm bài thi còn cần phải suy nghĩ nhiều nữa hay sao?

Hay như khi bạn phân tích, đọc hiểu một bài thơ cổ hay làm văn…, hay là kinh tế, xã hội, chính trị trong lịch sử, …mấy cái này tôi đều đã sớm quên hết sạch rồi, thế nhưng sau khi bản thân sử dụng cách này thì cuộc đời học sinh sau này của tôi đều vô cùng dễ thở.

Không chỉ giới hạn khi còn học cấp 3 hay đại học, mà phương pháp học toán này còn áp dụng được cả với những cuộc thi cần lấy chứng chỉ như Tiếng anh hay tin học sau này nữa.

SỬ DỤNG THẺ NHỎ (FLASHCARD)

SỬ DỤNG THẺ NHỎ (FLASHCARD)

 

II – Về phương diện ghi nhớ

PHƯƠNG PHÁP HỌC TOÁN SỐ 3: SỬ DỤNG THẺ NHỎ (FLASHCARD)

Áp dụng hiệu quả với những môn ngôn ngữ, công thức toán học, vật lí hoặc phương trình hóa học.

Sử dụng những tấm thẻ Flashcard để viết những từ đơn mà bạn phải học thuộc hoặc từ mới lên trên, vừa viết vừa ghi nhớ, mặt sau có thể viết nghĩa và cách phát âm ( Áp dụng với ngôn ngữ )

Mỗi lần viết không cần viết quá nhiều, chỉ cần khoảng 10 từ là đủ. Sau khi viết xong, hãy nhìn lại một lượt và đọc nhẩm từng từ và nghĩa của từ đó. Phân loại những từ đã thuộc, những từ chưa thuộc chắc chắn và những từ chưa thuộc hoàn toàn thành 3 hàng khác nhau.

Sau đó học lại một lần nữa với hai hàng chưa thuộc và lặp lại quy trình tự học, tự khảo. Phương pháp này cũng thuận tiện mỗi khi rảnh bạn có thể tùy tiện rút một tấm thẻ và tự khảo bản thân mình. Vừa tận hưởng cảm giác thành tựu mà còn thêm kiến thức.

PHƯƠNG PHÁP HỌC TOÁN SỐ 4: SỬ DỤNG GIẤY A3, VIẾT SƠ ĐỒ TƯ DUY

Phương pháp này không phải hiếm, hầu như ai cũng đã nghe qua, nhưng liệu có mấy ai thực hiện nó?

Nguyên nhân: không biết, vẽ không đẹp, cảm thấy không có tác dụng nhiều, rắc rối,…

Đừng viện cớ cho sự lười biếng của bạn! Không cần vẽ quá đẹp, viết quá hay hay nắn nót từng chữ, cảm thấy bản thân hiểu là được.

Chuẩn bị một tờ giấy A3, chia tờ giấy thành 3 cột, sau đó viết những điều cần học thuộc, cần ghi nhớ lên trên , bất kể là kiến thức công việc hay thi cử, những điều mà chúng ta phải học, phải ôn tập luôn có rất nhiều.

SỬ DỤNG GIẤY A3, VIẾT SƠ ĐỒ TƯ DUY

SỬ DỤNG GIẤY A3, VIẾT SƠ ĐỒ TƯ DUY

Viết kiến thức hoặc sáng tạo hơn chút nếu bạn muốn nhớ lâu, liên tưởng tượng tượng với hình ảnh thì áp dụng vẽ sơ đồ tư duy lên giấy A3, có thể là quá trình thâu tóm kiến thức mà chúng ta phải nhớ một cách tốt nhất.

Nên kết hợp viết kiến thức và vẽ hình ảnh liên quan đến nội dung đó. Nếu chỉ vẽ mà không kết hợp với viết chữ, đại não sẽ bị ép phải nhớ một lúc mười mấy trang hình ảnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, và có xu hướng loại bỏ hình ảnh đó đi. Vậy chẳng phải việc học vô ích hay sao? (

Nên đánh dấu chỗ quan trọng bằng bút màu khi viết những kiến thức quan trọng lên ba cột của tờ giấy …..)

PHƯƠNG PHÁP HỌC TOÁN SỐ 5 : 10 PHÚT NHỚ LẠI

Trước khi đi ngủ mỗi ngày, nền dành ra 10 phút để nhớ lại những kiến thức đã học trong ngày. Ví dụ, tiết 1 học môn gì, có nội dung nào quan trọng cần nhớ? tiết 2 học môn gì, kiến thức chủ yếu là gì?

Trả lời được những câu hỏi này thì bạn đã có thể chắc chắn tóm gọn lại được những kiến thức quan trọng mỗi ngày. Từ đó xâu chuỗi lại sẽ khó có thể để quên được.

Trên đây là tổng hợp những phương pháp học toán về phương diện ghi nhớ kiến thức và ghi chép ôn tập mà bài viết có thể gợi ý cho bạn. Mong rằng đọc giả có thể chọn ra cho bản thân một phương pháp mà bản thân cảm thấy thích và phù hợp. Chỉ có thích mới có thể hứng thú trong việc học.