Hướng dẫn giải toán lớp 6 trang 34, 35 SGK. Giải bài tập 63, 64, 65, 66, 67, 68 trang 35 SGK toán lớp 6 tập 2. Giải bài tập Luyện Tập trang 34, 35 SGK toán lớp 6 tập 2.

Giải bài tập Luyện Tập trang 34, 35 SGK toán lớp 6 tập 2

Bài 63 trang 34 SGK toán lớp 6 tập 2

Điền phân số thích hợp và ô vuông:

 Giải:

a) Ta có:

Vậy điền vào ô vuông như sau:

b) Ta có:

Vậy điền vào ô vuông như sau:

c) Ta có:

Vậy điền vào ô vuông như sau:

d) Ta có:

Vậy điền vào ô vuông như sau:

Bài 64 trang 34 SGK toán lớp 6 tập 2

Hoàn thành phép tính:

a) \[ \frac{7}{9} – \frac{…}{3} = \frac{1}{9}\]

b) \[ \frac{1}{…} – \frac{-2}{15} = \frac{7}{15}\]

c) \[ \frac{-11}{14} – \frac{-4}{…} = \frac{-3}{14}\]

d) \[ \frac{…}{21} – \frac{2}{3} = \frac{5}{21}\]

Giải:

a) Ta có:

\[ \frac{7}{9} – \frac{…}{3} = \frac{1}{9}\]

=> \[ \frac{…}{3} = \frac{7}{9} – \frac{1}{9} = \frac{6}{9} = \frac{2}{3}\]

Vậy hoàn thành phép tính như sau:

\[ \frac{7}{9} – \frac{2}{3} = \frac{1}{9}\]

b) Ta có:

\[ \frac{1}{…} – \frac{-2}{15} = \frac{7}{15}\]

=> \[ \frac{1}{…} = \frac{7}{15} + \frac{-2}{15} = \frac{5}{15} = \frac{1}{3}\]

Vậy hoàn thành phép tính như sau:

\[ \frac{1}{3} – \frac{-2}{15} = \frac{7}{15}\]

c) Ta có:

\[ \frac{-11}{14} – \frac{-4}{…} = \frac{-3}{14}\]

=> \[ \frac{-4}{…} = \frac{-11}{14} – \frac{-3}{14} = \frac{-8}{14} = \frac{-4}{7}\]

Vậy hoàn thành phép tính như sau:

\[ \frac{-11}{14} – \frac{-4}{7} = \frac{-3}{14}\]

d) Ta có:

\[ \frac{…}{21} – \frac{2}{3} = \frac{5}{21}\]

=> \[ \frac{…}{21} = \frac{5}{21} + \frac{2}{3} = \frac{5}{21} + \frac{14}{21} = \frac{19}{21}\]

Vậy hoàn thành phép tính như sau:

\[ \frac{19}{21} – \frac{2}{3} = \frac{5}{21}\]

Bài 65 trang 34 SGK toán lớp 6 tập 2

Buổi tối (từ 19 giờ đến 21 giờ 30 phút), Bình định dành \[\frac{1}{4}\] giờ để rửa bát,  \[\frac{1}{6}\] giờ để quét nhà và 1 giờ để làm bài tập. Thời gian còn lại, Bình định dành để xem phim truyện truyền hình kéo dài trong 45 phút. Hỏi Bình có đủ thời gian để xem hết phim không?

Giải: 

Ta có tổng tố thời gian bình có là:

21 giờ 30 phút – 19 giờ = 2 giờ 30 phút = \[2 + \frac{1}{2} = \frac{5}{2}\] giờ

Tổng thời gian Bình làm các việc và xem phim là:

\[\frac{1}{4}\] giờ + \[\frac{1}{6}\] giờ  + 1 giờ + 45 phút

= \[\frac{3}{12}\] giờ + \[\frac{2}{12}\] giờ  + \[\frac{12}{12}\] giờ + \[\frac{9}{12}\] giờ

= \[\frac{26}{12}\] giờ = \[\frac{13}{6}\] giờ.

Số thời gian Bình có hơn tổng thời gian Bình làm các việc là:

\[\frac{5}{2} – \frac{13}{6} = \frac{15}{6} – \frac{13}{6} = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}\] giờ

Vậy Bình vẫn có đủ thời gian để xem hết phim.

Bài 66 trang 34 SGK toán lớp 6 tập 2

Điền số thích hợp vào ô trống:

So sánh dòng 1 và dòng 3, em có thể nói gì về “số đối của số đối của một số” \[– (\frac{-a}{b})\] =?

Giải:

Ta có dòng 1 và dòng 3 bằng nhau.

Vậy “số đối của số đối của một số bằng chính số đó”, \[– (\frac{-a}{b}) = \frac{a}{b}\].

Bài 67 trang 35 Toán 6 SGK toán lớp 6 tập 2

Trong một dãy tính chỉ có phép cộng và phép trừ phân số, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Tính: \[\frac{2}{9} + \frac{5}{-12} – \frac{-3}{4}\]

Điền số thích hợp vào chỗ trống đề hoàn thành phép tính:

\[\frac{2}{9} + \frac{5}{-12} – \frac{-3}{4}\] = \[\frac{2}{9} + \frac{-5}{12} + \frac{3}{4}\]

= \[\frac{2.4}{36} + \frac{-5….}{36} + \frac{3….}{36}\] = \[\frac{8-…+…}{36}\]

= \[\frac{20}{36}\] = \[\frac{…}{…}\]

Giải:

Thực hành phép tính tuần tự theo đề bài, ta điền được như sau:

\[\frac{2}{9} + \frac{5}{-12} – \frac{-3}{4}\] = \[\frac{2}{9} + \frac{-5}{12} + \frac{3}{4}\]

= \[\frac{2.4}{36} + \frac{-5.3}{36} + \frac{3.9}{36}\] = \[\frac{8 – 15 + 27}{36}\]

= \[\frac{20}{36}\] = \[\frac{5}{9}\]

Bài 68 trang 35 SGK toán lớp 6 tập 2

Tính:

a) \[\frac{3}{5} – \frac{-7}{10} – \frac{13}{-20}\]

b) \[\frac{3}{4} + \frac{-1}{3} – \frac{5}{18}\]

c) \[\frac{3}{14} – \frac{5}{-8} + \frac{-1}{2}\]

d) \[\frac{1}{2} + \frac{1}{-3} + \frac{1}{4} – \frac{-1}{6}\]

Giải:

a) \[\frac{3}{5} – \frac{-7}{10} – \frac{13}{-20}\]

= \[\frac{12}{20} + \frac{14}{20} + \frac{13}{20}\]

= \[\frac{39}{20}\]

b) \[\frac{3}{4} + \frac{-1}{3} – \frac{5}{18}\]

= \[\frac{27}{36} + \frac{-12}{36} – \frac{10}{36}\]

= \[ \frac{5}{36}\]

c) \[\frac{3}{14} – \frac{5}{-8} + \frac{-1}{2}\]

= \[\frac{12}{56} + \frac{35}{56} – \frac{28}{56}\]

= \[\frac{19}{56}\]

d) \[\frac{1}{2} + \frac{1}{-3} + \frac{1}{4} – \frac{-1}{6}\]

= \[\frac{6}{12} – \frac{4}{12} + \frac{3}{12} + \frac{2}{12}\]

= \[\frac{7}{12}\]