Giải toán lớp 6 tập 2 trang 40, 41 SGK. Giải bài tập Luyện Tập trang 40, 41 SGK toán lớp 6 tập 2. Hướng dẫn giải bài tập 78, 79, 80, 81, 82, 83 SGK toán lớp 6 tập 2.

Giải bài tập Luyện Tập trang 40, 41 SGK toán lớp 6 tập 2

Bài 78 trang 40 SGK toán lớp 6 tập 2

Căn cứ vào tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân phân số.

Ví dụ: Tính chất giao hóa của phép nhân phân số: \[\frac{a}{b}.\frac{c}{d} = \frac{a.c}{b.d} = \frac{c.a}{d.b} =\frac{c}{d}.\frac{a}{b}\]

Bằng cách tương tự, em hãy suy ra tính chất kết hợp của phép nhân phân số từ tính chất kết hợp của phép nhân số nguyên.

Giải:

Ta có:

\[(\frac{a}{b}.\frac{c}{d}).\frac{p}{q} = \frac{a.c}{b.d}.\frac{p}{q} = \frac{(a.c).p}{(b.d).q}\]

Vậy \[(\frac{a}{b}.\frac{c}{d}).\frac{p}{q} = \frac{a}{b}.(\frac{c}{d}.\frac{p}{q})\]

Bài 79 trang 40 SGK toán lớp 6 tập 2

Đố: Tìm tên một nhà toán học Việt Nam thời trước.

Em hãy tính các tích sau rồi viết các chữ tương ứng với đáp số đúng vào các ô trống Khi đó em sẽ biết được tên của một nhà toán học Việt Nam nổi tiếng ở thế kỉ XV.

T. \[\frac{-2}{3}.\frac{-3}{4}\]

U. \[\frac{6}{7}.1\]

E. \[\frac{16}{17}.\frac{-17}{32}\]

H. \[\frac{13}{19}.\frac{-19}{13}\]

G. \[\frac{15}{49}.\frac{-84}{35}\]

O. \[\frac{1}{2}.\frac{3}{4}.\frac{-8}{9}\]

N. \[\frac{-5}{16}.\frac{-18}{5}\]

I. \[\frac{6}{11}.\frac{-1}{7}.0.\frac{3}{29}\]

V. \[\frac{7}{6}.\frac{36}{14}\]7

L. \[\frac{3}{-5}.\frac{1}{3}\]

Giải:

Ta có kết quả các tích đã cho như sau:

T. \[\frac{-2}{3}.\frac{-3}{4} = \frac{1}{2}\]

U. \[\frac{6}{7}.1 = \frac{6}{7}\]

E. \[\frac{16}{17}.\frac{-17}{32} = \frac{-1}{2}\]

H. \[\frac{13}{19}.\frac{-19}{13} = -1\]

G. \[\frac{15}{49}.\frac{-84}{35} = \frac{-36}{49}\]

O. \[\frac{1}{2}.\frac{3}{4}.\frac{-8}{9} = \frac{-1}{3}\]

N. \[\frac{-5}{16}.\frac{-18}{5} = \frac{9}{8}\]

I. \[\frac{6}{11}.\frac{-1}{7}.0.\frac{3}{29} = 0\]

V. \[\frac{7}{6}.\frac{36}{14} = 3\]

L. \[\frac{3}{-5}.\frac{1}{3}= \frac{-1}{5}\]

Ta điền kết quả vào bảng như sau:

Vậy nhà toán học Việt Nam được nhắc đến ở đây là Lương Thế Vinh.

Bài 80 trang 40 SGK toán lớp 6 tập 2

Tính:

a) \[5.\frac{-3}{10}\]

b) \[\frac{2}{7} + \frac{5}{7}.\frac{14}{25}\]

c) \[\frac{1}{3} – \frac{5}{4}.\frac{4}{15}\]

d) \[(\frac{3}{4} + \frac{-7}{2}).(\frac{2}{11} + \frac{12}{22})\]

Giải: 

a) Ta có:

\[5.\frac{-3}{10} = \frac{-3}{2}\]

b) Ta có:

\[\frac{2}{7} + \frac{5}{7}.\frac{14}{25} = \frac{10}{35} + \frac{14}{35} = \frac{24}{25}\]

c) Ta có:

\[\frac{1}{3} – \frac{5}{4}.\frac{4}{15} = \frac{1}{3} – \frac{1}{3} = 0\]

d) Ta có:

\[(\frac{3}{4} + \frac{-7}{2}).(\frac{2}{11} + \frac{12}{22}) = (\frac{3}{4} + \frac{-14}{4}).(\frac{2}{11} + \frac{6}{11})\]

= \[\frac{-11}{4}.\frac{8}{11} = -2\]

Bài 81 trang 41 SGK toán lớp 6 tập 2

Tính diện tích và chu vi một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 1/4 km và chiều rộng 1/8 km.

Giải. 

Diện tích khu đất hình chữ nhật là: 1/4 . 1/8 = 1/32 (km²)

Chu vi khu đất hình chữ nhật là: (1/4 + 1/8) . 2 = 3/4 (km)

Bài 82 trang 41 SGK toán lớp 6 tập 2

Toán vui. Một con Ong và bạn Dũng cùng xuất phát từ A để đến B. Biết rằng mỗi giây ong bay được 5m và mỗi giờ Dũng đạp xe đi được 12km. Hỏi con ong hay bạn Dũng đến B trước?

Giải:

Muốn biết con ong hay bạn Dũng đến B trước ta chỉ cần biết tốc độ của cả hai là được.

Ta có:

Vận tốc của con ong là: 5m/s = 5/1000 km . 3600/3600 s

= 5.3600/1000 (km/h) = 18 (km/h)

Ta có vận tốc của Dũng là: 12 km/h < 18km/h

Vậy con ong đến B trước Dũng.

Bài 83 trang 41 SGK toán lớp 6 tập 2

Lúc 6 giờ 50 phút bạn Việt đi xe đạp từ A để đến B với vận tốc 15km/h. Lúc 7 giờ 10 phút bạn Nam đi xe đạp từ B để đến A với vận tốc 12km/h. Hai bạn gặp nhau ở C lúc 7 giờ 30 phút. Tính quảng đường AB.

Giải: 

Thời gian bạn Việt đi từ A đến C là : 7h30′ – 6h50′ = 40′ = 2/3 (h)

Quãng đường AC dài là: 15 . 2/3 = 10 (km)

Thời gian bạn Nam đi từ B đến C là: 7h30′ – 7h10′ = 20′ = 1/3 (h)

Quãng đường BC dài là: 12 . 1/3 = 4 (km)

Vậy Quãng đường AB dài là: AB = AC + BC = 10 + 4 = 14 (km)