Thứ tự thực hiện các phép tính là nội dung chính của bài 9 trang 32 SGK toán lớp 6 tập 1. Trong bài viết này, các bạn sẽ được giải bài tập 73, 74, 75, 76 bài 9 SGK toán lớp 6.
Tóm tắt nội dung
Lý thuyết Thứ tự thực hiện các phép tính
1. Biểu thức là gì?
Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) làm thành một biểu thức.
Chú ý:
– Một số cũng được coi là một biểu thức.
– Trong một biểu thức có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.
Ví dụ:
Các biểu thức như:
6 – 2 + 3
46 + 3
(15 + 4) x 12
2. Thứ tự thực hiện các phép tính
a) Đối với biểu thức không có dấu ngoặc
– Nếu chỉ có các phép cộng, trừ hoặc chỉ có các phép nhân, chia, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
– Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến phép nhân và phép chia, cuối cùng đến phép cộng và trừ.
Lũy thừa → Nhân chia → Cộng trừ
Ví dụ:
25 – 10 + 22 = 15 + 22 = 37
2.62 – 20 = 2.36 – 20 = 72 – 20 = 52
b) Đối với biểu thức có dấu ngoặc: ngoặc tròn (), ngoặc vuông [], ngoặc nhọn {}
Ta thực hiện theo thứ tự sau:
() → [] → {}.
Ví dụ:
1000 : {2. [52 – (35 – 8)]} = 1000 : {2. [52 – 27]} = 1000 : {2. 25} = 1000 : 50 = 20
100 – [30 : (16 – 6)] = 100 – [30 : 10] = 100 – 3 = 97.
Trả lời câu hỏi bài 9 trang 32 SGK toán lớp 6 tập 1
Câu hỏi 1 bài 9 trang 32 SGK toán lớp 6 tập 1
Tính:
a) 62: 4 . 3 + 2 . 52;
b) 2 (5 . 42– 18).
Giải:
a) 62: 4 . 3 + 2 . 52
= 36 : 4 . 3 + 2 . 25
= 9 . 3 + 2 . 25
= 27 + 50
= 77
b) 2 (5 . 42– 18)
= 2 (5 . 16 – 18 )
= 2 (80 – 18 )
= 2 . 62
= 124
Câu hỏi 2 bài 9 trang 32 SGK toán lớp 6 tập 1
Tìm số tự nhiên x, biết:
a) (6x – 39) : 3 = 201;
b) 23 + 3x = 56: 53.
Giải:
a) Ta có:
(6x – 39) : 3 = 201
6x – 39 = 201 . 3
6x – 39 = 603
6x = 603 + 39
6x = 642
x = 642 : 6
x = 107
b) 23 + 3x = 56: 53
23 + 3x = 56-3
23 + 3x = 53
23 + 3x = 125
3x = 125 – 23
3x = 102
x = 102 : 3
x = 34
Giải bài tập bài 9 trang 32 SGK Toán 6 – tập 1
Bài 73 trang 32 SGK Toán 6 – tập 1
Thực hiện phép tính:
a) 5 . 42– 18 : 32;
b) 33. 18 – 33. 12;
c) 39 . 213 + 87 . 39;
d) 80 – [130 – (12 – 4)2].
Giải:
a) 5 . 42– 18 : 32
= 5 . 16 – 18 : 9
= 80 – 2
= 78
b) 33. 18 – 33. 12
= 27 . 18 – 27 . 12
= 486 – 324
= 162
Lưu ý: Bài này có thể áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
33 . 18 – 33 . 12 = 33 (18 – 12) = 27 . 6 = 162;
c) 39 . 213 + 87 . 39
= 39 . (213 + 87)
= 39 . 300
= 11700;
d) 80 – [130 – (12 – 4)2]
= 80 – (130 – 82)
= 80 – (130 – 64)
= 80 – 66
= 14.
Bài 74 trang 32 SGK Toán 6 – tập 1
Tìm số tự nhiên x, biết:
a) 541 + (218 – x) = 735; b) 5(x + 35) = 515;
c) 96 – 3(x + 1) = 42; d) 12x – 33 = 32. 33.
Giải:
a) Ta có: 541 + (218 – x) = 735
Suy ra 218 – x = 735 – 541
hay 218 – x = 194.
Do đó x = 218 – 194 = 24.
b) Ta có: 5(x + 35) = 515
suy ra x + 35 = 515 : 5 = 103.
Do đó x = 103 – 35 = 68.
c) Ta có: 96 – 3(x + 1) = 42
suy ra 3(x + 1) = 96 – 42 = 54
Do đó x + 1 = 54 : 3 = 18. Vậy x = 18 – 1 = 17.
d) Ta có: 12x – 33 = 32. 33
hay 12x – 33 = 243
suy ra 12x = 243 + 33 = 276
Vậy x = 276 : 12 = 23.
Bài 75 trang 32 SGK Toán 6 – tập 1
Điền số thích hợp vào ô vuông:
Gọi số phải điền vào ô vuông đầu tiên là x. Ta có:
a) Số phải điền vào ô vuông thứ hai là x + 3.
Vậy theo đề bài ta có: 4(x + 3) = 60. Từ đó suy ra x + 3 = 60 : 4 hay x + 3 = 15.
Do đó x = 15 – 3 = 12.
Vậy ta có: 12 + 3 → 15 x 4 → 60
b) Số phải điền vào ô vuông thứ hai là 3x.
Vậy theo đề bài ta có: 3x – 4 = 11. Suy ra 3x = 11 + 4 hay 3x = 15.
Do đó x = 15 : 3 = 5.
Vậy ta có: 5 x 3 → 15 – 4 → 11
Bài 76 trang 32 SGK Toán 6 – tập 1
Đố: Trang đố Nga dùng bốn chữ số 2 cùng với dấu ngoặc (nếu cần) viết dãy tính có kết quả lần lượt bằng 0, 1, 2, 3, 4.
Em hãy giúp Nga làm điều đó.
Giải:
Ta có một số cách viết như sau:
* Với kết quả bằng 0:
2 + 2 – 2 – 2 = 0
(2 + 2) – (2 + 2) = 0
(2 – 2) + (2 – 2) = 0;
(2 + 2) – 2 . 2 = 0
2.2 – (2 + 2) = 0
2 . 2 – 2 . 2 = 0
22 – 22 = 0
22 – 2.2 = 0
22 – 2 – 2 = 0
22 – (2 + 2) = 0
*Với kết quả bằng 1:
22 : 2 : 2 = 1
2 . 2 : (2 . 2) = 1
2 . 2 : 2 : 2 = 1
22 : 22 = 1
22 : (2 + 2) = 1
(2 + 2) : (2 . 2) = 1
(2 + 2) : (2 + 2) = 1
(2 + 2) : 22 = 1
(22 – 2) : 2 = 1
* Với kết quả bằng 2:
(2 : 2)2.2 = 2
(2 : 2) + (2 : 2) = 2
2 : 2 + 2 : 2 = 2;
* Với kết quả bằng 3:
(22 + 2 ) : 2 = 3
(2 + 2.2) : 2 = 3
22 – (2 : 2) = 3;
* Với kết quả bằng 4:
(22 – 2).2 = 4
2 + (2.2 – 2) = 4
2 + 2 + 2 – 2 = 4
2 – 2 + 2 + 2 = 4
2 + 2 – 2 + 2 = 4
2.2 – 2 + 2 = 4
2.2 + 2 – 2 = 4
2.2 – (2 – 2) = 4
Ngoài ra vẫn còn có một số cách viết nữa, các bạn hãy tìm thêm nhé.
Bài viết liên quan
- Giải bài tập Luyện tập trang 32, 33 SGK toán lớp 6 tập 1
- Giải toán lớp 6 bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ số