Giải bài tập 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 trang 106 107 SGK toán lớp 6 tập 1 phần hình học. Giải toán lớp 6 bài 2 trang 106 107 ba điểm thẳng hàng.

Lý thuyết Ba Điểm Thẳng Hàng

1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng?

Ba điểm thẳng hàng là khi chúng cùng thuộc một đường thẳng.

Ba điểm không thẳng hàng khi chúng không cùng thuộc bất kì một đường thẳng nào.

Ví dụ:

– Ba điểm A, C, D cùng thuộc một đường thẳng thẳng, ta nói chúng thẳng hàng.

– Khi ba điểm A, B, C không cùng thuộc bất kỳ đường thẳng thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng.

2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng

Trong ba điểm thẳng hàng, có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Ví dụ:

Với ba điểm A, B, C trên hình ta có thể nói:

– Điểm B nằm giữa hai điểm A và C.

– Hai điểm A và B nằm cùng phía đối với điểm C, hai điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm A.

– Hai điểm A và C nằm khác phía đối với điểm B.

Lưu ý: Nếu có một điểm nằm giữa hai điểm khác thì 3 điểm đó thẳng hàng.

Giải bài tập bài 2 trang 106 SGK toán lớp 6 tập 1

Bài 8 trang 106 SGK toán lớp 6

Ở hình 10 thì ba điểm A, B, C hay 3 điểm A, M, N thẳng hàng? Lấy thước thẳng để kiểm tra.

Giải:

Ở hình 10, ba điểm A, B, C thẳng hàng; ba điểm A, M, N không thẳng hàng.

Ta có thể dùng thước thẳng kiểm tra sẽ biết ngay.

Bài 9 trang 106 SGK toán lớp 6

Xem hình 11 và gọi tên:

a) Tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng.

b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng.

Giải:

a) Các bộ ba điểm thẳng hàng trong hình 11 (SGK) là : A, E, B; B, D, C; D ,E, G.

b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng trong hình 11(SGK) là: A, B, C; A, B, D.

Ngoài ra còn có 15 bộ ba điểm không thẳng hàng khác nữa. Để chỉ ra một bộ 3 điểm không thẳng hàng, ta lấy 2 điểm cùng thuộc một đường thẳng sau đó lấy điểm thứ 3 không thuộc đường thẳng đó.

Bài 10 trang 106 SGK toán lớp 6

Vẽ:

a) Ba điểm M, N, P thẳng hàng.

b) Ba điểm C, E, D thẳng hàng và sao cho điểm E nằm giữa hai điểm C và D.

c) Ba điểm T, Q, R không thẳng hàng.

Giải:

a) Ba điểm M, N, P thẳng hàng:

b) Ba điểm C, E, D thẳng hàng sao cho điểm E nằm giữa hai điểm C và D.

c) Ba điểm T, Q, R không thẳng hàng.

Ta có ba điểm T, Q, R không cùng nằm trên  một đường thẳng.

Bài 11 trang 107 SGK toán lớp 6

Xem hình 12 và điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

a) Điểm … nằm giữa hai điểm M và N.

b) Hai điểm R và N nằm … đối với điểm M.

c) Hai điểm … nằm khác phía đối với …

Giải:

a) Điểm Rnằm giữa hai điểm M và N.

b) Hai điểm R và N nằm cùng phíađối với điểm M.

c) Hai điểm M và Nnằm khác phía đối với điểm R

Bài 12 trang 107 SGK toán lớp 6

Xem hình 13 và gọi tên các điểm:

a) Nằm giữa 2 điểm M và P.

b) Không nằm giữa hai điểm N và Q.

c) Nằm giữa hai điểm M và Q.

Giải:

a) Nằm giữa 2 điểm M và P là điểm N.

b) Không nằm giữa hai điểm N và Q là điểm M.

c) Nằm giữa hai điểm M và Q là điểm N và điểm P.

Bài 13 trang 107 SGK toán lớp 6

Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau:

a) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm N không nằm giữa hai điểm A và B (Ba điểm N, A, B thẳng hàng).

b) Điểm B nằm giữa A và N; điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

Giải: 

a) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm N không nằm giữa hai điểm A và B (Ba điểm N, A, B thẳng hàng):

Hoặc:

b) Điểm B nằm giữa A và N; điểm M nằm giữa hai điểm A và B:

Bài 14 trang 107 SGK toán lớp 6

Theo hình 14 thì ta có thể trồng 12 cây thành 6 hàng, mỗi hàng 4 cây. Hãy vẽ sơ đồ trồng 10 cây thành 5 hàng, mỗi hàng 4 cây.

Giải: 

Ta có mỗi điểm biểu diễn 1 cây nên ta có 10 điểm, mỗi hàng cây sẽ là một đường thẳng, ta có 5 đường thẳng. Vậy ta phải vẽ 5 đường thẳng và 10 điểm giao nhau, mỗi đường thẳng có 4 điểm giao nhau.

Có 02 cách vẽ như vậy là:

Các bạn thử tìm xem còn cách vẽ nào nữa không nhé.