Giải bài tập toán lớp 6 luyện tập trang 47, 48. Hướng dẫn giải các bài tập 120, 121, 122, 123, 124 SGK toán lớp 6 tập 1. Giải toán lớp 6 tập 1 phần luyện tập trang 47, 48.

Giải bài tập luyện tập trang 47 – 48 SGK toán lớp 6

Bài 120 trang 47 SGK Toán lớp 6 tập 1

Thay chữ số vào dấu * để được số nguyên tố: 5*; 9*.

Giải:

Cách đơn giản nhất là ta dựa vào bảng số nguyên tố để tìm *.

Ta có các số nguyên tố có hai chữ số bắt đầu bằng số 5 và số 9 là  53, 59, 97.

Bài 121 trang 47 SGK Toán lớp 6 tập 1

a) Tìm số tự nhiên k để 3.k là số nguyên tố.

b) Tìm số tự nhiên k để 7.k là số nguyên tố.

Giải:

a) Ta có: Với k = 0 thì 3.k = 0, không là số nguyên tố, không là hợp số.

Với k = 1 thì 3. k = 3 là số nguyên tố.

Với k > 1 thì 3. k có ít nhất ba ước là 1, 3, k; nghĩa là nếu k > 1 thì 3. k là một hợp số. Do đó để 3k là một số nguyên tố thì k = 1.

Vậy chỉ với k = 1 thì 3. k là số nguyên tố.

b) Tương tự câu a) chỉ với k = 1 thì 7. k là số nguyên tố.

Bài 122 trang 47 SGK Toán lớp 6 tập 1

Điền dấu “X” vào ô thích hợp:

CâuĐúngSai
a) Có hai số tự nhiên liên tiếp đều là số nguyên tố.
b) Có ba số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố.
c) Mọi số nguyên tố đều là số lẻ.
d) Mọi số nguyên tố đều có chữ số tận cùng là một trong các chữ số 1, 3, 7, 9.

Giải:

a) Đúng, đó là 2 và 3;

b) Đúng, đó là 3, 5, 7;

c) Sai, vì số 2 cũng là số nguyên tố;

d) Sai vì 2, 5 cũng là số nguyên tố.

Vậy ta có bảng:

CâuĐúngSai
a) Có hai số tự nhiên liên tiếp đều là số nguyên tố.x
b) Có ba số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố.x
c) Mọi số nguyên tố đều là số lẻ.x
d) Mọi số nguyên tố đều có chữ số tận cùng là một trong các chữ số 1, 3, 7, 9.x

Bài 123 trang 48 SGK Toán lớp 6 tập 1

Điền vào bảng sau mọi số nguyên tố p mà bình phương của nó không vượt quá a, tức là  p2 ≤ a:

a296749127173253
p

Giải:

Ta có:

22 = 4; 32 = 9; 52 = 25; 72 = 49; 112 = 121; 132 = 169; 172 = 289.

Vậy ta có bảng sau:

a296749127173253
p2, 3, 52, 3, 5, 72, 3, 5, 72, 3, 5, 7, 112, 3, 5, 7, 11, 132, 3, 5, 7, 11, 13

Bài 124 trang 48 SGK Toán lớp 6 tập 1

Máy bay có động cơ ra đời năm nào?

Máy bay có động cơ ra đời năm \[ \overline {abcd}\], trong đó:

a là số có đúng một ước;

b là hợp số lẻ nhỏ nhất;

c không phải là số nguyên tố, không phải là hợp số và c ≠ 1;

d là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất.

Giải:

a có đúng một ước nên a = 1;

b là hợp số lẻ nhỏ nhất nên b = 9;

c không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số và c ≠ 1 nên c = 0;

d là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất nên d = 3.

Vậy \[ \overline {abcd}\]= 1903. Máy bay có động cơ ra đời năm 1903.

Bài viết liên quan