Giải bài tập 51, 52, 53, 54, 55, 56 trang 82, 83 SGK toán lớp 6 tập 1. Giải toán lớp 6 luyện tập trang 82, 83 về phép trừ các số nguyên.

Giải bài tập luyện tập trang 82 – 83 SGK toán lớp 6 tập 1

Bài 51 trang 82 SGK toán lớp 6 tập 1

Tính:

a) 5 – (7 – 9);                        b) (-3) – (4 – 6).

Giải:

Ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc trước.

a) 5 – (7 – 9)

= 5 – [7+ (-9)]

=  5 – (-2)

=  5 + 2 = 7

b) (-3) – (4 – 6)

= (-3) – [4 + (-6)]

= (-3) – (-2)

= (-3) + 2 = -1

Bài 52 trang 82 SGK toán lớp 6 tập 1

Tính tuổi thọ của nhà bác học Ác-si-mét, biết rằng ông sinh năm -287 và mất năm -212.

Giải:

Tuổi thọ bằng năm mất trừ năm sinh.

Vậy ta có tuổi thọ của nhà bác học Ác-si-mét là:

-212 – (-287) = -212 + 287 = 75 (tuổi).

Bài 53 trang 82 SGK toán lớp 6 tập 1

Điền số thích hợp vào ô trống:

x-2-930
y7-1815
x – y

Giải:

Ta có:

(–2) – 7 = (–2) + (–7) = – (2 + 7) = –9;

(–9) – (–1) = (–9) + 1 = – (9 – 1) = –8;

3 – 8 = 3 + (–8) = – (8 – 3) = –5;

0 – 15 = 0 + (–15) = –15.

Vậy ta có bảng như sau:

x-2-930
y7-1815
x – y -9-8-5-15

Bài 54 trang 82 SGK toán lớp 6 tập 1

Tìm số nguyên x, biết:

a) 2 + x = 3;              b) x + 6 = 0;                    c) x + 7 = 1.

Giải:

a) Ta có: 2 + x = 3

x =  3 -2

x = 1;

b) Ta có: x + 6 = 0

x = 0 – 6

x = -6

c) Ta có: x + 7 = 1

x = 1 – 7

x = -6.

Bài 55 trang 83 SGK toán lớp 6 tập 1

Đố vui: Ba bạn Hồng, Hoa, Lan tranh luận với nhau:

Hồng nói rằng có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ; Hoa khẳng định rằng không thể tìm được; Lan lại nói rằng còn có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ.

Bạn đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao? Cho ví dụ.

Giải:

Ta có: Nếu số bị trừ là số nguyên âm thì chắn chắn rằng hiệu sẽ lớn hơn số trừ.

Ví dụ:

5 – (-1) = 5 + 1 = 6 > 5.

-5 – (-1) = -5 +1 = -4 > -5

-1 – (-5) = -1 + 5 = 4 > -1

Vậy ta xét trường hợp nào hiệu sẽ nhỏ hơn và lớn hơn số bị trừ. Ta có các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Số bị trừ là số nguyên dương, số trừ là số nguyên âm thì hiệu sẽ chắn lớn hơn cả số trừ và số bị trừ.

Ví dụ:

6 – (-2) = 6 + 2 = 8 (lớn hơn cả 6 và -2)

Trường hợp 2: Số bị trừ là số nguyên âm và lớn hơn số trừ cũng là số nguyên âm thì hiệu chắc chắn sẽ lớn hơn cả số trừ và số bị trừ.

Ví dụ:

-6 – (-8) = -6 + 8 = 2 (lớn hơn cả – 6 và -8)

Trường hợp 3: Số bị trừ là số nguyên âm và nhỏ hơn số trừ là số nguyên âm thì hiệu chắc chắn lớn hơn số bị trừ nhưng có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng số trừ.

Ví dụ:

– 6 – (-5) = – 6 + 5 = -1 (lớn hơn cả -6 và -5)

– 6 – (-2) = – 6 + 2 = -4 (lớn hơn -6 nhưng nhỏ hơn -2)

-6 – (-3) = -6 + 3 = – 3 (lớn hơn -6 nhưng bằng -3).

Vậy ta có thể kết luận rằng:

Hồng và Lan nói đúng. Vì có thể tìm được những số như Hồng và Lan nói như các ví dụ ở trên còn Hoa thì nói sai.

Vậy ta đồng ý với cả Hồng và Lan.

Lưu ý: Ta có thể dễ dàng chứng minh được các khẳng định ở cả 3 trường hợp trên bằng số bị trừ và số trừ là những số tổng quát (a và b). Các bạn có thể coment cách chứng minh của mình phía dưới hoặc yêu cầu admin chứng minh nhé.

Bài 56 trang 83 SGK toán lớp 6 tập 1

Sử dụng máy tính bỏ túi:

Dùng máy tính bỏ túi để tính:

a) 169 – 733;                  b) 53 – (-478)              c) -135 – (-1936).

Giải:

Các bạn tự bấm nhé, kết quả như sau:

a) 169 – 733 = – 564

b) 53 – (-478) = 531

c) – 135 – (-1936) = 1801

Bài viết liên quan