Giải bài tập 95, 96, 97, 98, 99, 100 trang 95, 96 SGK toán lớp 6 tập 1. Hướng dẫn giải bài tập luyện trập trang 95 96 SGK về tính chất của phép nhân.
Tóm tắt nội dung
Giải bài tập luyện tập trang 95 96 SGK toán lớp 6 tập 1
Bài 95 trang 95 SGK toán lớp 6
Giải thích vì sao: (-1)3 = -1. Có còn số nguyên nào khác mà lập phương của nó bằng chính nó?
Giải:
Ta có:
(-1)3 = (-1) . (-1) . (-1) = 1 . (-1) = -1.
Còn còn số nguyên 1 và 0 mà lập phương của nó bằng chính nó. (1)3 = 1 và số (0)3 = 0.
Bài 96 trang 95 SGK toán lớp 6
Tính:
a) 237.(-26) + 26.137;
b) 63.(-25) + 25.(-23).
Giải:
a) 237.(-26) + 26.137
= -237.26 + 26.137
= 26.(-237 + 137)
= 26.(-100) = -2600.
b) 63.(-25) + 25.(-23)
= -63.25 + 25.(-23)
= 25.(-63 – 23)
= 25.(-86) = -2150.
Bài 97 trang 95 SGK toán lớp 6
So sánh:
a) (-16).1253.(-8).(-4).(-3) với 0;
b) 13.(-24).(-15).(-8).4 với 0.
Giải:
a) (-16).1253.(-8).(-4).(-3) > 0.
Tích này lớn hơn 0 vì trong tích có 4 thừa số âm nên tích có kết quả là số dương.
b) 13.(-24).(-15).(-8).4 < 0
Tích này nhỏ hơn 0 vì trong tích có 3 thừa số âm nên tích có kết quả là số âm.
Bài 98 trang 96 Toán 6 SGK toán lớp 6
Tính giá trị của biểu thức:
a) (-125).(-13).(-a), với a = 8.
b) (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).b, với b = 20.
Giải:
a) Với a = 8 ta có:
(-125).(-13).(-a)
= (-125).(-13).(-8)
= [(-125). (-8)] .(-13) = -13000
b) Với b = 20 ta có:
(-1).(-2).(-3).(-4).(-5).b
= (-1).(-2).(-3).(-4).(-5). 20
= [(-1).(-2).(-3).(-4)].[(-5). 20]
= 24 . (-100) = -2400
Bài 99 trang 96 SGK toán lớp 6
Áp dụng tính chất a(b – c) = ab – ac, điền số thích hợp vào ô trống:
a) .(-13) + 8.(-13) = (-7 + 8).(-13) =
b) (-5).(-4 – ) = (-5).(-4) – (-5).(-14) = –
Giải:
Áp dụng tính chất phân phối a . (b – c) = ab – ac ta có:
a) (-7).(-13) + 8.(-13) = (-7 + 8).(-13) = -13
b) (-5).[-4 – (-14)] = (-5).(-4) – (-5).(-14) = -50.
Bài 100 trang 96 SGK toán lớp 6
Giá trị của tích m.n2 với m = 2, n = -3 là số nào trong bốn đáp số A, B, C, D dưới đây:
-18; B. 18; C. -36; D. 36.
Giải:
Với m = 2; n = -3
Ta có m.n2 =2.(-3)2 = 2.9 =18
Vậy đáp án là B. 18