Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 127 SGK toán lớp 6 tập 1. Giải toán lớp 6 bài luyện tập 1 trang 127 SGK về nội dung đường thằng và đoạn thẳng.

Giải bài tập luyện tập 1 trang 127 SGK toán lớp 6 tập 1

Bài 1 trang 127 SGK toán lớp 6

Đoạn thẳng AB là gì?

Giải:

Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.

Bài 2 trang 127 SGK toán lớp 6

Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng AB, tia AC, đoạn thẳng BC, điểm M nằm giữa B Và C.

Giải:

Vẽ đường thẳng qua hai điểm A, B

Vẽ tia AC

Vẽ đoạn thẳng BC

Xác định điểm M nằm giữa hai điểm B và C

Bài 3 trang 127 SGK toán lớp 6

a) Đánh dấu hai điểm M, N. Vẽ đường thẳng a và đường thẳng xy cắt nhau tại M và đều không đi qua N. Vẽ điểm A trên tia My.

b) Xác định điểm S trên đường thẳng a sao cho S, A, N thẳng hàng. Trong trường hợp đường thẳng AN song song với đường thẳng a thì có vẽ được điểm S không? Vì sao?

Giải:

a)

b)

Khi AN song song với đường thẳng a thì không vẽ được điểm S vì hai đường thẳng song song thì không có điểm chung.

Bài 4 trang 127 SGK toán lớp 6

Vẽ bốn đường thẳng phân biệt. Đặt tên cho các giao điểm nếu có.

Giải:

Hai đường thẳng không trùng nhau được gọi là hai đường thẳng phân biệt.

Do đó với bài tập này, chúng ta có rất nhiều cách vẽ.

– Trường hợp 1: 4 đường thẳng phân biệt cắt nhau, các giao điểm lần lượt là M, N, P, Q

– Trường hợp 2: 4 đường thẳng phân biệt song song, không có gia điểm

– Trường hợp 3: 1 đường thẳng cắt 3 đường thẳng song song, có 3 giao điểm A, B, C

Bài 5 trang 127 SGK toán lớp 6

Cho ba điểm A, B, C sao cho B nằm giữa A và C. Làm thế nào để chỉ đo hai lần, mà biết được độ dài của cả ba đoạn thẳng AB, BC, AC? Hãy nêu các cách làm khác nhau.

Giải:

+ Cách 1: Đo độ dài đoạn thẳng AB và BC => đoạnthẳng AC = AB + BC

+ Cách 2: Đo độ dài đoạn thẳng AB và AC => đoạnthẳng BC = AC – AB

+ Cách 3: Đo độ dài đoạn thẳng AC và BC => đoạnthẳng AB = AC – BC

Bài 6 trang 127 SGK toán lớp 6

Cho đoạn thẳng AB dài 6 cm. Trên tia AB lấy điểm M sao cho AM = 3 cm.

a) Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B không? Vì sao?

b) So sánh AM và MB.

c) M có là trung điểm của AB không?

Giải:

a) Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B vì trên tia AB có AM < AB (vì 3 cm < 6 cm).

b) Vì M nằm giữa 2 điểm A và B, ta có: AM + MB = AB

=> MB = AB – AM = 6 – 3 = 3 (cm)

Vậy: AM = MB ( = 3 cm)

c) M là trung điểm của AB, vì M nằm giữa A, B và AM = MB.

Bài 7 trang 127 SGK toán lớp 6

Cho đoạn thẳng AB = 7 cm. Vẽ trung điểm I của đoạn thẳng AB.

Giải:

Vì I là trung điểm của AB nên: IA + IB = AB và IA= IB

Do đó: IA = IB = AB/2 = 7/2 = 3,5(cm)

Vậy trên đoạn thẳng AB, vẽ điểm I sao cho AI = 3,5 cm.

Bài 8 trang 127 SGK toán lớp 6

Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O. Lấy A thuộc tia Ox, B thuộc tia Ot, C thuộc tia Oy, D thuộc tia Oz sao cho OA = OC = 3 cm, OB = 2 cm, OD = 2 OB.

Giải:

Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O.

Lấy A thuộc tia Ox, C thuộc tia Oy sao cho OA = OC = 3 (cm).

Lấy B thuộc tia Ot, D thuộc tia Oz sao cho OB = 2 cm, OD = 2 OB = 2 . 2 = 4 (cm).