Giải bài tập trang 59, 60 SGK toán lớp 6 tập 1. Giải toán lớp 6 tập 1 bài luyện tập 1 có nội dung liên quan đến bội chung nhỏ nhất.
Tóm tắt nội dung
Giải bài tập luyện tập 1 trang 59, 60 toán lớp 6 tập 1
Bài 152 trang 59 toán lớp 6 tập 1
Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0, biết rằng a ⋮ 15 và a ⋮ 18.
Giải:
Số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0 chia hết cho cả 15 và 18, chính là BCNN(15, 18).
Ta có:
15 = 3 . 5
18 = 2 . 32
Vậy a = BCNN(15, 18) = 2 . 32 . 5 = 90.
Bài 153 trang 59 toán lớp 6 tập 1
Tìm các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45.
Giải:
Ta có:
30 = 2 . 3 . 5
45 = 32 . 5
Vậy BCNN(30, 45) = 90.
Do đó các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45 là bội của 90.
Vậy các số cần tìm là 0, 90, 180, 270, 360, 450.
Bài 154 trang 59 toán lớp 6 tập 1
Học sinh lớp 6C khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 8 đều vừa đủ hàng. Biết số học sinh lớp đó trong khoảng từ 35 đến 60. Tính số học sinh lớp 6C.
Giải:
Vì khi học sinh lớp 6C xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 8 đều đủ hàng có nghĩa là số học sinh ấy là bội chung của 2, 3, 4, 8.
Ta có BCNN(2, 3, 4, 8) = 24. Mỗi bội của 24 cũng là một bội chung của 2, 3, 4, 8.
Vì số học sinh của lớp 6C trong khoảng 35 đến 60 nên ta phải chọn bội của 24 thỏa mãn điều kiện này. Đó là 24 . 2 = 48.
Vậy lớp 6C có 48 học sinh.
Bài 155 trang 60 toán lớp 6 tập 1
Cho bảng:
A | 6 | 150 | 28 | 50 |
B | 4 | 20 | 15 | 50 |
ƯCLN (a, b) | 2 | |||
BCNN(a, b) | 12 | |||
ƯCLN(a, b) . BCNN(a,b) | 24 | |||
a . b | 24 |
a) Điền vào các ô trống của bảng.
b) So sánh tích ƯCLN(a, b). BCNN(a, b) với tích a . b.
Giải:
– Ở cột thứ hai:
a = 150 = 2 . 3 . 52;
b = 20 = 22 . 5
⇒ ƯCLN(a; b) = 2.5 = 10;
BCNN(a; b) = 22.3.52 = 300.
Vậy ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) = 10 . 300 = 3000.
a . b = 150 . 20 = 3000.
– Ở cột thứ ba:
a = 28 = 22 . 7;
b = 15 = 3 . 5
⇒ ƯCLN(a; b) = 1;
BCNN(a; b) = 22 . 3 . 5 . 7 = 420.
Vậy ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) = 1 . 420 = 420.
a.b = 28 . 15 = 420.
– Ở cột thứ tư:
a = b = 50.
⇒ ƯCLN(a; b) = 50; BCNN(a; b) = 50.
Vậy ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) = 50 . 50 = 2500.
a . b = 2500.
Ta có bảng sau:
A | 6 | 150 | 28 | 50 |
B | 4 | 20 | 15 | 50 |
ƯCLN (a, b) | 2 | 10 | 1 | 50 |
BCNN(a, b) | 12 | 300 | 420 | 50 |
ƯCLN(a, b) . BCNN(a,b) | 24 | 3000 | 420 | 2500 |
a . b | 24 | 3000 | 420 | 2500 |
b) Từ bảng trên ta thấy ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) = a . b
Bài viết liên quan