Giải bài tập luyện tập trang 29, 30, 31 SGK toán lớp 6 tập 2. Hướng dẫn làm bài tập 52, 53, 54, 55, 56, 57 trang 31 toán lớp 6 tập 2.

Luyện tập trang 29, 30, 31 SGK toán lớp 6 tập 2

Bài 52 trang 29 SGK toán lớp 6 tập 2

Điền số thích hợp vào ô trống:

a

ba + b

6/27

5/27

4/2311/23
3/57/10

5/14

2/7
4/32/3

2/5

8/5

Giải:

Áp dụng quy tắc: a + b = c  a = c – b và b = c – a. Thực hiện phép tính ta được bảng sau:

a

ba + b

6/27

5/27

11/27

7/23

4/2311/23
3/57/10

13/10

5/14

2/79//14
4/32/3

2

2/56/5

8/5

Bài 53 trang 30 SGK toán lớp 6 tập 2

“Xây tường”. Em hãy “xây bức tường” bằng cách điền các phân số thích hợp vào các “viên gạch” theo quy tắc sau:  a = b + c

Giải:

Ta có tổng hai phân số trong hai viên gạch phía dưới bằng phân số của viên gạch ngay phía trên của 2 viên gạch đó.

Ta có kết quả như sau:

Bài 54 trang 30 SGK toán lớp 6 tập 2

Trong vở bài tập của bạn An có bài làm sau:

a) \[ \frac{-3}{5} + \frac{1}{5} = \frac{4}{5}\]

b) \[ \frac{-10}{13} + \frac{-2}{13} = \frac{-12}{13}\]

c) \[ \frac{2}{3} + \frac{-1}{6} = \frac{4}{6} + \frac{-1}{6} = \frac{3}{6} = \frac{1}{2} \]

d) \[ \frac{-2}{3} + \frac{2}{-5} = \frac{-2}{3} + \frac{-2}{5} = \frac{-10}{15} + \frac{-6}{15} = \frac{-4}{15}\]

Hãy kiểm tra lại các đáp số và sửa lại chỗ sai (nếu có).

Giải:

Đáp số ở câu a) và câu d) sai. Sửa lại như sau:

a) \[ \frac{-3}{5} + \frac{1}{5} = \frac{-2}{5}\]

d) \[ \frac{-2}{3} + \frac{2}{-5} = \frac{-2}{3} + \frac{-2}{5} = \frac{-10}{15} + \frac{-6}{15} = \frac{-16}{15}\]

Bài 55 trang 30 SGK toán lớp 6 tập 2

Điền số thích hợp vào ô trống. Chú ý rút gọn kết quả (nếu có thể):

+

-1/25/91/36-11/18
-1/2-1
5/9
1/36
-11/18

Giải:

Thực hiện phép cộng à điền vào ô trống như sau:

+

-1/25/91/36-11/18
-1/2-11/18-17/36-10/9
5/91/1810/97/12

-1/18

1/36-17/367/121/18

-1/4

-11/18-10/9-1/18-1/4

-11/9

Bài 56 trang 31 SGK toán lớp 6 tập 2

Tính nhanh giá trị của các biểu thức sau:

A = \[ \frac{-5}{11} + (\frac{-6}{11} + 1)\]

B = \[ \frac{2}{3} + (\frac{5}{7} + \frac{-2}{3})\]

C = \[ (\frac{-1}{4} + \frac{5}{8}) + \frac{-3}{8}\]

Giải:

A = \[ \frac{-5}{11} + (\frac{-6}{11} + 1)\]

= \[ (\frac{-5}{11} + \frac{-6}{11}) + 1\]

= -1 + 1

= 0

B = \[ \frac{2}{3} + (\frac{5}{7} + \frac{-2}{3})\]

= \[ (\frac{2}{3} + \frac{-2}{3}) + \frac{5}{7}\]

= \[0 + \frac{5}{7}\]

= \[\frac{5}{7}\]

C = \[ (\frac{-1}{4} + \frac{5}{8}) + \frac{-3}{8}\]

= \[ \frac{-1}{4} + (\frac{5}{8} + \frac{-3}{8})\]

= \[ \frac{-1}{4} + \frac{2}{8}\]

= \[ \frac{-1}{4} + \frac{1}{4}\]

= 0

Bài 57 trang 31 SGK toán lớp 6 tập 2

Trong các câu sau đây, hãy chọn một câu đúng:

Muốn cộng hai phân số \[\frac{-3}{4}\] và \[\frac{4}{5}\] ta làm như sau :

a) Cộng tử với tử, cộng mẫu với mẫu.

b) Nhân mẫu của phân số \[\frac{-3}{4}\] với 5, nhân mẫu của phân số \[\frac{4}{5}\] với 4 rồi cộng hai tử lại.

c) Nhân cả tử lẫn mẫu của phân số \[\frac{-3}{4}\] với 5, nhân cả tử lẫn mẫu của phân số \[\frac{4}{5}\] với 4 rồi cộng hai tử mới lại, giữ nguyên mẫu chung.

d) Nhân cả tử lẫn mẫu của phân số \[\frac{-3}{4}\] với 5, nhân cả tử lẫn mẫu của phân số \[\frac{4}{5}\] với 4 rồi cộng tử với tử, mẫu với mẫu.

Giải: Câu c) đúng.