Hướng dẫn giải bài tập 73, 74, 75, 76, 77 trang 89 SGK toán lớp 6 tập 1. Giải toán lớp 6 bài 10 chương 2 trang 88, 89 SGk về nội dung nhân hai số nguyên khác dấu.

Lý thuyết nhân hai số nguyên khác dấu

1. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu

Muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-” trước kết quả nhận được.

Lưu ý: Tích của một số nguyên với số 0 bằng 0.

2. Ví dụ về nhân hai số nguyên khác dấu

(-4) . 10 = -(4 . 10) = -40

5 . (-3) = -(5 . 3) = -15

(-2) . 3 = -(2 . 3) = -6

8 . (-5) = -(8 . 5) = -40

6 . (-4) = -(6 . 4) = -24

9 . 0 = 0 . 9 = 0

Trả lời câu hỏi bài 10 trang 88 SGK toán lớp 6 tập 1

Câu hỏi 1 Bài 10 trang 88 SGK toán lớp 6

Hoàn thành phép tính:

(-3) . 4 = (-3) + (-3) + (-3) + (-3) = …

Giải:

(-3) . 4 = (-3) + (-3) + (-3) + (-3) = -6 + ( – 3) + (-3) = -9 + ( – 3) = -12

Câu hỏi 2 Bài 10 trang 88 SGK toán lớp 6

Theo cách trên, hãy tính:

(-5) . 3 = …

2 . (-6) = …

Giải:

(-5) . 3 = (-5) + (-5) + (-5) = -10 – 5 = -15

2 . (-6) = (-6) + (-6) = -12

Câu hỏi 3 Bài 10 trang 89 SGK toán lớp 6

Em có nhận xét gì về giá trị tuyệt đối và về dấu của tích hai số nguyên khác dấu ?

Giải:

– Giá trị tuyệt đối của tích hai số nguyên khác dấu luôn là một số nguyên dương

– Dấu của tích hai số nguyên khác dấu luôn là dấu âm ” – “

Câu hỏi 4 Bài 10 trang 89 SGK toán lớp 6

Tính:

a) 5 . (-14)

b) (-25) . 12

Giải:

a) 5 . (-14 ) = – 70

b) (-25) . 12 = -300

Giải bài tập bài 10 trang 89 SGK toán lớp 6 tập 1

Bài 73 trang 89 SGK toán lớp 6

Thực hiện phép tính:

a) (-5) . 6;         b) 9 . (-3);     c) (-10) . 11;            d) 150 . (-4)

Giải: 

a) (-5) . 6 = -(5 . 6) = -30;

b) 9 . (-3) = -(9 . 3) = -27;

c) (-10) . 11= -(10 . 11) = -110;

d) 150 . (-4)= -(150 . 4) = -600.

Bài 74 trang 89 SGK toán lớp 6

Tính 125 . 4. Từ đó suy ra kết quả của:

a) (-125) . 4            b) (-4) . 125;             c) 4 . (-125).

Giải: 

Ta có: 125 . 4 = 500

Suy ra:

a) (-125) . 4= -500;  b) (-4) . 125= -500;  c) 4 . (-125)= -500.

Bài 75 trang 89 SGK toán lớp 6

So sánh:

a) (-67) . 8 với 0;                 b) 15 . (-3) với 15;         c) (-7) . 2 với -7.

Giải: Thực hiện phép nhân rồi so sánh kết quả với số còn lại.

a) (-67) . 8 < 0   (vì (-67) . 8 = -544 < 0);

b) 15 . (-3) < 15  (15 . (-3) = -45 < 15);

c) (-7) . 2 < -7 ((-7) . 2 = -14 < -7).

Lưu ý: Ta cũng có thể suy luận không cần thực hiện phép nhân như sau:

Tích hai số nguyên khác dấu luôn là số nguyên âm nên hiển nhiên nó phải nhỏ hơn 0 và nhỏ hơn mọi số nguyên dương.

Đối với câu c) ta thấy (-7) . 2 = (-7) + (-7) < -7. Tổng quát: Ta có mọi số nguyên a khi cộng với một số nguyên âm thì tổng đó luôn nhỏ hơn a.

Bài 76 trang 89 SGK toán lớp 6

Điền vào ô trống:

x5-18-25
y-710-10
x . y-180-1000

Giải:

Ta có:

x = 5, y = –7 thì x . y = 5. ( –7) = – (5 . 7) = –35.

x = –18, y = 10 thì x . y = (–18) . 10 = – (18 . 10) = –180.

y = –10 ; x.y = x . (–10) = – (x.10) = – 180, do đó x . 10 = 180 nên x = 18.

x = –25; x.y = (–25).y = –(25.y) = –1000, do đó 25.y = 1000 nên y = 40.

Vậy ta có bảng sau:

x5-1818-25
y-710-10 40
x . y -35 -180-180-1000

Bài 77 trang 89 SGK toán lớp 6

Một xí nghiệp may mỗi ngày được 250 bộ quần áo. Khi may theo mốt mới, chiều dài của vải dùng để may một bộ quần áo tăng x dm (khổ vải như cũ). Hỏi chiều dài của vải dùng để may 250 bộ quần áo mỗi ngày tăng bao nhiêu đềximét, biết:

a) x = 3?                    b) x = -2?

Giải: 

Ta có chiều dài một bộ quần áo tăng x (dm)

Suy ra chiều dài 250 bộ quần áo tăng là 250.x (dm).

Vậy:

a) Nếu x = 3 thì chiều dài của vải tăng là: 250 . 3 = 750 (dm)

b) Nếu x = -2 (tức là giảm 2 dm) thì chiều dài của vải tăng là: 250 . (-2)= -500 (dm). Tức là giảm 500 (dm).

Bài viết liên quan