Nội dung của bài 5 sgk lớp 6 tập 1 trang 15, 16, 17 là phép cộng và phép nhân. Phép cộng được gọi là tổng, phép nhân được gọi là tích. Trong bài này bạn sẽ được học cách tính tổng và tích hai số tự nhiên. Đồng thời, bạn còn phải ghi nhớ tính chất của phép cộng và phép nhân để áp dụng giải một số bài tập liên quan.

Lý thuyết về Phép Cộng và Phép Nhân

1. Tổng và tích hai số tự nhiên

Phép cộng:

a + b = c

(số hạng) + (số hạng) = tổng.

Ví dụ: Các phép cộng hai số tự nhiên như:

1 + 3 = 4;

4 + 7 = 11;

13 + 15 = 28;

Phép nhân:

a x b = c

(thừa số) x (thừa số) = tích.

Ví dụ: Các phép nhân hai số tự nhiên như:

2 x 6 = 12;

12 x 5 = 60;

13 x 4 = 52;

Lưu ý: Trong một tích mà tất cả thừa số là chữ hoặc chỉ có một thừa số là số thì không cần ghi dấu nhân giữa các thừa số.

Ví dụ:

a.b = ab

a.b.c = abc

4.a.c.e = 4ace

2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên

Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân

2.1. Tính chất giao hoán

Tính chất giao hoán:

   + Khi đổi các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

   + Khi đổi các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.

Ví dụ: 5 + 3 = 3 + 5 = 8

2.2. Tính chất kết hợp

   + Muốn cộng một tổng hai số với một số thứ ba, người ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai với số thứ ba.

   + Muốn nhân một tích hai số với một số thứ ba, người ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai với số thứ ba.

Ví dụ: (6 + 4) + 9 = 6 + (4 + 9) = 19

2.3. Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng

   + Muốn nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hàng của tổng, rồi cộng các kết quả lại.

Ví dụ:

3.(4 + 5) = 12 + 15 = 27

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 15 DGK toán lớp 6 tập 1

Câu hỏi 1 Bài 5 trang 15 Toán 6 Tập 1

Điền vào chỗ trống:

Câu hỏi 1 Bài 5 trang 15 Toán 6 Tập 1

Giải:

– Ở cột (1) ta có a = 12, b = 5 nên a + b = 12 + 5 = 17 và a . b = 12.5 = 60

– Ở cột (2) ta có a = 21, b = 0 nên a + b = 21 + 0 = 21 và a . b = 21.0 = 0

– Ở cột (3) ta có a = 1, b = 48 nên a + b = 1 + 48 = 49 và a . b = 1.48 = 48

– Ở cột (4) ta có b = 15, a . b = 0 nên a = 0: 15 = 0 và a + b = 0 + 15 = 15

Vậy ta có bảng:

Giải Câu hỏi 1 Bài 5 trang 15 Toán 6 Tập 1

Câu hỏi 2 Bài 5 trang 15 Toán 6 Tập 1

Điền vào chỗ trống:

a) Tích của một số với 0 thì bằng …

b) Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì có ít nhất một thừa số bằng …

Giải:

a) Tích của một số với 0 thì bằng 0.

b) Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì có ít nhất một thừa số bằng 0.

Giải bài tập toán lớp 6 bài 5 trang 15

Bài 26 trang 16 SGK toán lớp 6

Cho các số liệu về quãng đường bộ:

Hà Nội – Vĩnh Yên:  54km,

Vĩnh Yên – Việt Trì:  19km.

Việt Trì – Yên Bái : 82km.

Tính quãng đường một ô tô đi từ Hà Nội lên Yên Bái qua Vĩnh Yên và Việt Trì.

Giải: Quãng đường ô tô đi là tổng quãng đường ô tô đi qua các tỉnh trên. Vậy quãng đường đi của ô tô là: 54 + 19 + 82 = 155 (km).

Bài 27 trang 16 SGK toán lớp 6

Áp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh:

a) 86 + 357 + 14;                   b) 72 + 69 + 128;

c) 25 . 5 . 4 . 27 . 2;                c) 28 . 64 + 28 . 36.

Giải:

a) 86 + 357 + 14 = (86 + 14) + 357 = 100 + 357 = 457;

b) 72 + 69 + 128 = (72 + 128) + 69 = 200 + 69 = 269;

c) 25 . 5 . 4 . 27 . 2 = (25 . 4) . ( 5 . 2) . 27 = 100 . 10 .27 = 27 000;

d) 28 . 64 + 28 . 36 = 28(64 + 36) = 28 . 100 = 2800.

Bài 28 trang 16 SGK toán lớp 6

Trên hình 12, đồng hồ chỉ 9 giờ 18 phút, hai kim đồng hồ thành hai phần, mỗi phần có sáu số. Tính tổng các số ở mỗi phần, em có nhận xét gì?

Giải:

Phần 1: 10 + 11 + 12 + 1 + 2 + 3 = 39

Phần 2: 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 = 39

Vậy tổng 2 phần bằng nhau, và bằng 39.

Bài 29 trang 17 SGK toán lớp 6

Điền vào chỗ trống trong bảng thanh toán sau:

Giải:

Bài 30 trang 17 SGK toán lớp 6

Tìm số tự nhiên x, biết:
a) (x – 34) . 15 = 0

b) 18 . (x – 16) = 18.

Giải: 

a) Vì (x – 34) . 15 = 0 và 15 ≠ 0 nên x – 34 = 0. Do đó x = 34.

Chú ý: nếu tích bằng 0 thì ít nhất một thừa số bằng 0.

b) Ta có: 18 . (x – 16) = 18

nên x-16 =18:18 = 1

Suy ra x =16+1 = 17

Đáp số: x = 17

Chú ý: Nếu đã biết tích của hai thừa số thì mỗi thừa số bằng tích chia cho thừa số kia.

Bài viết liên quan