Giải toán lớp 6 bài 5 trang 76 SGK về cộng hai số nguyên khác dấu. Hướng dẫn giải bài tập 27, 28, 29, 30 trang 76 SGK toán lớp 6 tập 1.

Lý thuyết cộng hai số nguyên khác dấu

1. Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu

Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.

Ví dụ: (-56) + (+56) = 0

Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

Ví dụ: (-86) + 69 = -(86 – 69) = -17

Ví dụ

Ta có:

(+80) + (-90) = -(90 – 80) = -10

(+90) + (-80) = +(90 – 80) = 10

(-35) + (+25) = -(35 – 25) = -10

(+40) + (-15) = +(40 – 15) = 25

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 76 SGK toán lớp 6 tập 1

Câu hỏi 1 trang 76 SGK toán lớp 6

Tìm và so sánh kết quả của: (-3) + (+3) và (+3) + (-3).

Giải:

(-3) + (+3) = 0

(+3) + (-3) = 0

Vậy: Kết quả của hai phép tính trên bằng nhau.

Câu hỏi 2 trang 76 SGK toán lớp 6

Tìm và nhận xét kết quả của:

a) 3 + (-6) và |-6| – |3|;

b) (-2) + (+4) và |+4| – |-2|.

Giải:

Ta có:

a) 3 + (-6) = -(6 – 3) = -3

|-6| – |3| = 6 – 3 = 3

Nhận xét: Kết quả của hai phép tính là hai số đối nhau.

b) (-2) + (+4) = +(4 – 2) = +2

|+4| – |-2| = 4 – 2 = +2

Nhận xét: Kết quả của hai phép tính bằng nhau.

Câu hỏi 3 trang 76 SGK toán lớp 6

Tính:

a) (-38) + 27;        b) 273 + (-123).

Giải:

a) (-38) + 27 = – (38 – 27) = -11

b) 273 + (-123) = +(273 – 123) = 150

Giải bài tập bài 5 trang 76 SGK toán lớp 6 tập 1

Bài 27 trang 76 SGK toán lớp 6

Tính:

a) 26 + (-6);                      b) (-75) + 50;                c) 80 + (-220).

Giải: 

a) 26 + (-6) = +(26 – 6) = 20;

b) (-75) + 50 = -(75 – 50) = -25;

c) 80 + (-220) = -(220 – 80) = -140.

Bài 28 trang 76 SGK toán lớp 6

Tính:

a) (-73) + 0;            b) |-18| + (-12);               c) 102 + (-120).

Giải: 

a) (-73) + 0 = -73.

b) |-18| + (-12) = 18 + (-12) = 18 – 12 = 6.

c) 102 + (-120) = -(120 – 102) = -18.

Bài 29 trang 76 SGK toán lớp 6

Tính và nhận xét kết quả của:

a) 23 + (-13) và (-23) + 13;

b) (-15) + (+15) và 27 + (-27).

Giải:

a) 23 + (-13) = 23 – 13 = 10; (-23) + 13 = -(23 – 13) = -10.

Nhận xét: Hai kết quả trên là hai số đối nhau.

b) (-15) + 15 = 0; 27 + (-27) = 0

Nhận xét: Hai kết quả bằng nhau và bằng 0.

Bài 30 trang 76 SGK toán lớp 6

So sánh:

a) 1763 + (-2) và 1763;

b) (-105) + 5 và -105;

c) (-29) + (-11) và -29.

Giải: 

a) Ta có:

1763 + (–2) = 1763 – 2 = 1761.

Vậy 1763 + (–2) < 1763.

b) Ta có:

(–105) + 5 = –(105 – 5) = –100.

Ta so sánh –100 và –105:

|–100| = 100, |–105| = 105. Mà 100 < 105 nên (–100) > (–105).

Vậy (–105) + 5 > (–105).

c) Ta có:

(–29) + (–11) = – (29 + 11) = –40.

Ta so sánh –40 và –29:

|–40| = 40; |–29| = 29. Mà 40 > 29 nên (–40) < (–29).

Vậy (–29) + (–11) < (–29).

* Lưu ý: Từ những kết quả trên ta rút ra nhận xét sau:

– Khi ta cộng một số nguyên với một số nguyên dương bất kì được kết quả lớn hơn số nguyên ban đầu.

– Khi ta cộng một số nguyên với một số nguyên âm bất kì được kết quả nhỏ hơn số nguyên ban đầu.

Bài viết liên quan: